Cha Mẹ Nên Làm Gì Khi Bé Tức Giận Vô Cớ? Top 3 Cách Xử Lý

Trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, không tránh khỏi tình trạng bé nhà bạn tức giận vô cớ. Bạn rất bực mình với điều đó và không biết nên xử trí ra sao trong trường hợp này. Vậy cha mẹ nên làm gì khi bé tức giận vô cớ? Hãy cùng chúng tôi khám phá bài viết dưới đây nhé.

Sự tức giận ảnh hưởng đến trẻ em như thế nào?

Cơn giận dữ của trẻ thường xuất hiện vào cuối năm đầu đời, phổ biến nhất ở trẻ từ 2 đến 4 tuổi và thường gián đoạn sau khi trẻ được 5 tuổi . Nếu cơn giận dữ của con bạn thường xảy ra sau 5 tuổi, chúng có thể tồn tại suốt thời thơ ấu.

Nguyên nhân khiến trẻ thường xuyên cáu gắt , cáu gắt có thể là do bực bội, mệt mỏi, đói khát. Trẻ cũng có thể nổi cơn thịnh nộ để tìm kiếm sự chú ý, để có được điều gì đó hoặc tránh làm điều gì đó. Sự tức giận của trẻ có thể bao gồm:

  • La hét;
  • Trẻ con thường khóc ;
  • Khóc;
  • Tiết tấu;
  • Lăn trên sàn nhà;
  • Nhảy dậm chân;
  • Vứt bỏ mọi thứ;
  • Trẻ có thể đỏ mặt và đánh hoặc đá ai đó.

Napoleon từng nói: “Người biết kiềm chế cảm xúc còn hơn thắng tướng. Ngược lại, những người không kiềm chế được cảm xúc của mình thì thật là tồi tệ, họ làm mọi việc mà không nghĩ đến hậu quả, họ dựa vào cảm xúc để kiểm soát mọi hành vi, họ có thể làm hại chính mình. và làm tổn thương người khác.”

Quản lý cảm xúc rất quan trọng trong sự phát triển toàn diện của trẻ và thậm chí nó sẽ ảnh hưởng đến khả năng có mối quan hệ tốt giữa các cá nhân và tâm trí lành mạnh. trong tương lai hay không. Một đứa trẻ biết kiềm chế cảm xúc sẽ biết chấp nhận và làm chủ được niềm vui, nỗi buồn, lo lắng… của mình và không làm hại ai.

Nghiên cứu mới nhất về giáo dục trẻ em cho thấy những trải nghiệm cảm xúc của trẻ trước 6 tuổi có tác động lâu dài đến cuộc sống của một người. Nếu không thể tập trung, tính cách của trẻ sẽ bi quan, cô đơn, lo lắng, không hài lòng với bản thân và sẽ nổi cơn thịnh nộ …, những điều này ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển nhân cách. tương lai của trẻ em. Hơn nữa, nếu những cảm xúc tiêu cực của trẻ xảy ra thường xuyên và liên tục sẽ ảnh hưởng lâu dài đến tính cách, sức khỏe và các mối quan hệ cá nhân của trẻ.

Vì vậy, bạn cần quan tâm đến cảm xúc của trẻ ngay từ sớm và có sự giúp đỡ trong việc điều chỉnh, hướng dẫn trẻ quản lý cảm xúc của mình.

Làm gì nếu trẻ hay cáu giận? | Vinmec

Cha mẹ nên làm gì khi bé tức giận vô cớ?

Bình tĩnh khi bé tức giận, la khóc

Yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất khi bé tức giận và la khóc đó chính là cha mẹ phải thật bình tĩnh. Có giữ được bình tĩnh thì mới có thể giải quyết được mọi chuyện. Nếu như cha mẹ cũng không thể kiềm chế được cảm xúc của mình, rất có thể sẽ khiến cho mọi chuyện trở nên nghiêm trọng hơn.

Khi thấy trẻ la khóc, kêu đòi, cha mẹ hãy hít 1 hơi thật sâu, bình tĩnh trước những hành động của trẻ. Cố gắng kiềm chế cảm xúc và hãy suy nghĩ rằng bé làm vậy chỉ vì bé còn quá nhỏ, chưa hiểu chuyện, và rằng đó là do bé muốn được quan tâm và được chú ý đến. Sau khi giữ được sự bình tĩnh, bố mẹ hãy lựa chọn thật cẩn thận và khôn khéo, nhẹ nhàng nói với bé về hành động của mình.

Nói chuyện và thỏa hiệp với bé

Sau khi đã kiềm chế được cảm xúc của mình, cha mẹ nên cùng ngồi nói chuyện và thỏa hiệp với bé. Thỏa hiệp ở đây không phải là việc ta đồng ý, đáp ứng hayy cho bé những đòi hỏi bé muốn, mà là sự thỏa hiệp về việc những hành động bé làm vừa rồi là dúng hay sai, rằng ta có chấp nhận hay không chấp nhận điều đó và nếu bé không chấp nhận, ta sẽ để bé tự chơi một mình và không quan tâm đến bé cho đến khi nào bé nhận ra lỗi sai của mình.

Bố mẹ nên nói chuyện với bé. Đây là cách hữu hiệu nhất để cả  có thể cùng chia sẻ và giải quyết những khúc mắc, những vấn đề hiện tại của bé. Bố mẹ có thể đưa ra những lời nhận xét cho bé, cùng bé phân tích lại hành động và thái độ của bé. Hãy hỏi bé rằng liệu bé thấy như thế nào khi tức giận, tức giận bé có thấy là điều tốt hay không và điều bé muốn thực ra có thể giải quyết theo cách nào?…. làm như vậy không những là cách chia sẻ hữu hiệu giúp bố mẹ hiểu các bé hơn mà nó còn là cách giáo dục bé tự nhìn nhận và tự kiểm điểm lại bản thân mình. Sau những lần như vậy, bé sẽ học được thói quen tốt cũng như bài học về việc không nên tức giận vô cớ, phải bình tĩnh và mọi chuyện đều có cách giải quyết của nó.

Làm gì nếu trẻ hay cáu giận? | Vinmec

Không nên la mắng, cáu gắt với trẻ

Có rất nhiều người do không kiềm chế được cơn bực tức của mình nên đã cáu gắt, quát mắng các bé. Điều này không những không cải thiện được tình hình mà nó còn khiến cho mọi chuyện càng trở nên phức tạp và trầm trọng hơn. Khi trẻ tức giận, dù cho đó có thể là do nguyên nhân nào đi nữa, bạn cũng không nên mắng trẻ hay thậm chí đánh trẻ khi trẻ không nghe lời.

Trong trường hợp nếu bé nhà bạn vẫn không chịu thỏa hiệp và không chịu nghe lời bạn nói, hãy nói với trẻ rằng bạn không chấp nhận hành động của bé bây giờ và nếu bé không bình tĩnh, không nín khóc, sẽ không có cuộc nói chuyện nào diễn ra, bạn sẽ không vui chơi cùng bé nữa. Sau đó, bố mẹ hãy để kệ bé, hãy lờ bé đi và xem như không quan tâm đến những hành động của bé cho đến khi bé chấp nhận.

Vì là trẻ nhỏ nên mọi cảm xúc, tình cảm của các bé đều được thể hiện hết ra bên ngoài. Cha mẹ cần kiên trì, nỗ lực và bình tĩnh trong mọi tình huống. Có như vậy thì mới có thể giúp bé hiểu và giải quyết được mọi chuyện.

Ảnh Hưởng Tâm Lý Khi Trẻ Bị Cha Mẹ La Mắng Thường Xuyên - Tâm Lý Học

Trên đây chúng tôi đã giải đáp câu hỏi cha mẹ nên làm gì khi bé tức giận vô cớ cũng như đưa ra cách xử lý mà bạn có thể tham khảo qua.

Bài viết liên quan