Có ai đó đã nói “ gieo hành vi, gặt thói quen”. Ở lứa tuổi mầm non hành vi và nhận thức của trẻ giống như tờ giấy trắng. Do vậy hãy dạy cho trẻ những điều tốt đẹp nhất, những kỹ năng cần thiết để trẻ phát triển toàn diện và thích nghi được với mọi hoàn cảnh. Bài viết dưới đây chúng tôi gửi đến bạn cách dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non, mời bạn cùng tham khảo.
Vì sao phải dạy kỹ năng sống cho trẻ?
Nếu luôn được cha mẹ bao bọc, không cho phép chúng có môi trường trải nghiệm thì trẻ không thể hình thành thói quen tích cực cho bản thân. Khi xã hội ngày càng phức tạp, các tệ nạn, thói hư tật xấu tràn lan. Bạn lại quá bận bịu để có thể ở bên và bảo vệ trẻ. Vì vậy việc dạy kỹ năng sống cho trẻ là rất cần thiết.
Dạy kỹ năng sống cho trẻ không phải là những điều cao siêu, xa xôi mà nó ở gần ngay bên con. Bạn muốn con mình lớn lên trở thành người như thế nào? Con cần cái gì? Con đang thiếu cái gì?… Việc xây dựng kỹ năng sống tốt nhất cho trẻ là tạo cơ hội để trẻ trải nghiệm. Hãy giúp trẻ thích nghi và hướng dẫn cho trẻ cách tự thể hiện mình.
Cần dạy gì cho trẻ mầm non?
Thứ nhất: Hãy dạy con tự phục vụ bản thân
Dạy bé tự sắp xếp chăn gối khi ngủ dậy, tự vệ sinh cá nhân, tự ăn, tự mặc quần áo, tự gấp đồ, tự giặt đồ, tự học bài…
Thứ hai: Dạy con kỹ năng tự bảo vệ bản thân
Biết phân biệt nguy hiểm, biết xử lý khi bị ngã, biết tự xử lý vết thương, biết tránh xa những người và nơi nguy hiểm…
Thứ ba: Dạy con kỹ năng tự lập (kỹ năng sống đơn lẻ)
Bạn không thể mãi bên con. Vì vậy hãy dạy con biết tự đứng lên khi ngã, biết phân biệt đồ ăn được với đồ không ăn được, biết nấu những món ăn đơn giản khi ở nhà một mình, biết chuẩn bị đồ dùng khi đến trường , biết tự đi đến trường, biết chạy thoát khi gặp nguy hiểm …
Thứ tư: Dạy con kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp giúp trẻ biết thể hiện bản thân và diễn đạt ý tưởng của mình cho người khác hiểu. Hãy hình thành thói quen để trẻ biết nói cảm ơn, xin lỗi, quan tâm, chia sẻ, yêu thương…
- Khi giao tiếp với bố mẹ, ông bà và người lớn tuổi
Dạy trẻ biết vâng lời, lễ phép với ông bà và người lớn tuổi. Biết chào hỏi khi đi học và lúc đi học về.
- Giao tiếp với bạn bè
Biết dạy trẻ cách chia sẻ đồ chơi, thức ăn với bạn. Dạy trẻ sống chan hoàn, biết giúp đỡ khi bạn gặp khó khăn.
- Giao tiếp với người lạ
Khi gặp người lạ phải biết chào hỏi. Nếu với những người xấu, có ý đồ không tốt phải dạy trẻ cách nhận biết và nên tìm cách tránh xa.
Thứ năm: Dạy con sự tự tin
Tự tin giúp trẻ biết mình là ai. Điều này sẽ giúp trẻ tự tin thể hiện mình trước đám đông, biết được những gì mình còn thiếu.
Để hỗ trợ tốt cho việc dạy kỹ năng sống cho trẻ cần trang bị cho trẻ các thiết bị cần thiết. Các thiết bị mầm non sẽ hỗ trợ cho trẻ có những liên tưởng tốt nhất để áp dụng vào thực tế.
Ví dụ như các thiết bị như các đồ chơi về nấu ăn, giúp trẻ hình dung về công việc nấu ăn, tạo sự thích thú trước khi cho trẻ học nấu ăn thật. Hay sử dụng một số thiết bị mầm non để bảo vệ chính mình.
Ngoài ra còn rất nhiều kỹ năng khác cha mẹ cần giáo dục cho trẻ trong suốt quá trình phát triển của trẻ. Hãy gần gũi trẻ hơn và tạo niềm tin cho trẻ. Hy vọng những thông tin về cách dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non ở trên, giúp bạn có thêm kiến thức để dậy con mình tốt hơn nữa. Chúc bạn thành công.