Việc đóng bỉm là một việc làm quen thuộc đối với những ai đã lên thiên chức làm cha làm mẹ. Đây là một công việc thường xuyên, đòi hỏi người mẹ phải biết cách thay bỉm đúng cho bé vào những thời điểm hợp lý. Vậy trẻ đến mấy tuổi thì thôi đóng bỉm? Mời bạn theo dõi bài viết dưới đây.
Trẻ đến mấy tuổi thì thôi đóng bỉm?
Trẻ nhỏ thường hay đóng bỉm. Ở Việt Nam, việc đóng bỉm cho bé có thể kéo dài đên khi trẻ 3 – 4 tuổi, thậm chí có trẻ đến 5 tuổi mới thôi đóng bỉm. Tuy nhiên, theo như nghiên cứu cho thấy, không nên đóng bỉm cho trẻ quá lâu, chỉ nên đóng cho trẻ trong những tháng đầu và ngưng đóng bỉm khi bé được khoảng 2 tuổi. Lúc này, cha mẹ nên tập cho bé cách ngồi bô hay hướng dẫn bé cách tự đi vệ sinh mà không cần bỉm.
Có rất nhiều những bậc phụ huynh do tính tiện lợi của việc sử dụng bỉm hoặc do việc quen với đóng bỉm hàng ngày nên các bé rất lâu mới chịu thôi đóng bỉm. Có nhiều bé vẫn còn tình trạng đóng bỉm khi đã được 5 tuổi. Điều này thực chất không tốt cho trẻ. Chỉ nên đóng bỉm cho trẻ khi trẻ từ sơ sinh cho đến khi bé được khoảng 1 – 2 tuổi. Đến thời điểm này, cha mẹ cần hướng dẫn cho bé cách quen dần với việc không đóng bỉm, thay vào đó là cách đi vệ sinh hợp lý.
Đây cũng là cách hợp lý giáo dục trẻ biết cách tự đi vệ sinh mỗi khi có nhu cầu. Điều này giúp trẻ có ý thức và biết tự giác hơn so với những trẻ chưa thôi đóng bỉm. Ngoài ra, trẻ biết cách tự đi vệ sinh sớm sẽ tránh được tình trạng phản xạ kém, hay bị tè dầm, đặc biệt là khi đi ngủ do đã quen với việc đóng bỉm.
Khi thay bỉm, mẹ nên chú ý những gì?
Khi thay cho bé bỉm mới, mẹ nên lưu ý không nên đóng bỉm quá chặt. Nếu sau khi đóng, bỉm để lại dấu hằn xung quanh vùng thắt lưng và chân của bé, điều đó chứng tỏ bỉm được đóng quá chặt. Điều này sẽ gây tổn thương đến làn da non nớt mỏng manh của bé. Bên cạnh đó, đóng bỉm chặt còn khiến bé không được thoải mái khi vận động, bé dễ quấy khóc vì cảm thấy khó chịu, thậm chí là bị đau. Bố mẹ cần hết sức lưu ý điều này.
Trong quá trình thay, nếu không cần thiết, bố mẹ có thể không cần sử dụng bột phấn em bé. Sử dụng bột phấn nếu không cẩn thận sẽ dễ gây nguy hiểm nếu bé chẳng may hít phải bột. Thay vào đó, bạn có thể dùng thuốc mỡ chống hăm bỉm hoặc là vaseline dưỡng ẩm xoa cho bé. Chúng cũng có công dụng rất hữu ích và phù hợp cho cả trẻ nhỏ.
Đặc biệt, khi thay bỉm cho trẻ, mẹ không nên để bé yêu của mình nằm một mình trên bàn thay bỉm ngoài sự giám sát của mình hay cho bé nằm trên bất kỳ bề mặt nào khác không phải sàn nhà trong trường hợp mẹ không tiện quan sát. Bạn đâu có thể biết được chính xác thời điểm bé nhà mình sẽ lật lần đầu tiên vào lúc nào, đúng không nào.
Trong quá trình thay bỉm, mẹ nên vệ sinh cho bé để bé được sạch sẽ và thoải mái nhất sau khi đóng bỉm. Nên lấy khăn ướt dành cho trẻ lau từ trước ra phía sau, không nên lau theo chiều ngược lại. Sau khi lau xong, mẹ nên dùng khăn khô mềm lau lại để bé được khô thoáng và bôi thuốc mỡ chống hăm cho bé. Đồng thời, các mẹ cũng nên chú ý, quan sát để nhận biết các dấu hiệu của chứng hăm bỉm như da bé bị rát đỏ, nổi những đốm mụn nhỏ có màu đỏ. Trong trường hợp này, mẹ nên thay bỉm thường xuyên cho bé, bôi vaseline và để ý tình trạng hăm có thuyên giảm hay không. Nếu những dấu hiệu này xảy ra thường xuyên và kéo dài hơn 2 – 3 ngày,kèm theo sốt, bạn nên đưa bé đến bệnh viện để được kiểm tra. Tránh tình trạng bố mẹ chủ quan, không quan tâm đến khiến cho tình trạng của bé trở nên nghiêm trọng hơn.
Với những lưu ý trên, hy vọng rằng bạn đọc đã có thêm những thông tin cần thiết trong việc nuôi dưỡng trẻ. Hãy tập cho trẻ tính tự giác và chủ động trong mọi tình huống, từ những việc nhỏ nhặt nhất như xử lí những nhu cầu thiết yếu của bản thân như đi vệ sinh cho đến những việc khác sau này. Không nên kéo dài thời gian để trẻ đóng bỉm quá lâu, chỉ nên đóng bỉm cho bé khoảng 1 – 2 năm đầu đời.
Bài viết này chúng tôi đã cung cấp những thông tin liên quan đến câu hỏi trẻ đến mấy tuổi thì thôi đóng bỉm mà bạn có thể tham khảo. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi để cập nhật tin tức hữu ích nhé.